Có thể nói việc làm này hứa hẹn sẽ làm minh bạch hơn việc thực thi các dự án công nghệ của chính phủ Mỹ.

Lần đầu tiên từ trước đến nay, chính phủ Mỹ đề ra chính sách bắt buộc phải cung cấp mã nguồn của các website, các ứng dụng và các dự án phần mềm khác do liên bang tài trợ. Các quy định mới này, được gọi là chính sách Mã nguồn Liên Bang, được thông báo bởi Nhà Trắng vào đầu tuần này.
Trong đó bao gồm một quy định bắt buộc các cơ quan liên bang phải mở ít nhất 20% mã nguồn mà họ đã phát triển trong ba năm qua. Sự thay đổi này được dự đoán sẽ cho phép mọi người có thể theo dõi được chính phủ làm việc với các nhà cung cấp như thế nào trong các dự án công nghệ.

anh1

tin1Mở mã nguồn – được định nghĩa rộng rãi như việc công bố mã máy tính – không phải một việc làm mới. Trong hàng thập kỷ nay, các nhà lập trình đã chia sẻ mã code của họ để khuyến khích việc tái sử dụng và hợp tác . Phần lớn Internet hiện nay được tạo ra bởi phần mềm mã nguồn mở. Nhiều chuyên gia lập trình hiện nay đã tự học bằng cách đọc mã nguồn mở miễn phí mà họ tìm thấy trên mạng.
Tuy nhiên, sự cồng kềnh và ì ạch của chính phủ Mỹ nói chung đang biến họ trở thành kẻ chậm chạp trong việc chấp nhận mã nguồn mở. Trong những năm gần đây, một vài dự án đã được công bố, bao gồm nền tảng cho website gửi kiến nghị lên Nhà Trắng như: petitions.whitehouse.gov và phiên bản beta mới của website vets.org.
Tuy nhiên, quy định mới này có thể mở rộng đáng kể danh sách này. Các cơ quan liên bang sẽ bị yêu cầu xem xét mã nguồn mở bất kỳ phần mềm nào họ tự mình phát triển cũng như bất cứ phần mềm nào họ thuê một nhà cung cấp bên ngoài làm cho mình.

anh2

Cho dù chính sách mới này sẽ tăng cường tính minh bạch của chính phủ khi mở mã nguồn các dự án của liên bang, đằng sau nó cũng có các lợi ích kinh tế. Các nhà cung cấp phần mềm đã làm giàu từ việc bán các sản phẩm đắt đỏ, độc quyền cho chính phủ liên bang. Hơn nữa, một khi đã mua các nền tảng này, sẽ rất khó thoát khỏi sự phụ thuộc vào chúng.
Việc mở mã nguồn các dự án của liên bang hứa hẹn sẽ loại trừ sự trùng lặp về nỗ lực giữa các cơ quan khác nhau, làm giảm cơ hội cho các nhà cung cấp sản phẩm độc quyền, làm cho việc thuê các nhà phát triển đủ khả năng hỗ trợ cho các dự án hiện có trở nên dễ dàng hơn.
Các thay đổi này là một phần của nỗ lực lớn hơn nhằm hiện đại hóa công nghệ của chính phủ liên bang. Trong suốt hai nhiệm kỳ của mình, tổng thống Obama đã giám sát việc thành lập ba tổ chức liên bang tập trung vào công nghệ là: Phòng Bảo vệ tài chính người tiêu dùng, Cơ quan kỹ thuật số Mỹ và 18F. Cả ba tổ chức này thường xuyên công bố các hoạt động của mình trên trang web chia sẻ code phổ biến, GitHub.

Nguồn: Tri thức trẻ

No Comment

You can post first response comment.

Leave A Comment

Please enter your name. Please enter an valid email address. Please enter a message.